In kỹ thuật số là gì? Điểm khác biệt giữa in offset và in kỹ thuật số

Tiếp nối loạt bài giới thiệu về công nghệ in ấn hiện đại, hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu công nghệ in kỹ thuật số. Đây là công nghệ in ấn được nhiều doanh nghiệp đánh giá cao bởi sự đa dạng kỹ thuật, cũng như độ sắc nét hình ảnh mang lại cho thành phẩm.

1. In kỹ thuật số là gì?

In kỹ thuật số là phương pháp in trực tiếp, cung cấp những sản phẩm in ấn với hình ảnh kỹ thuật số sắc nét, độ phân giải cao. Kỹ thuật in này thường áp dụng cho các xưởng in ấn chuyên nghiệp, đáp ứng nhanh chóng những yêu cầu cầu in ấn số lượng nhiều hoặc ít, cần in gấp mà chất lượng bản in vẫn cao.

In kỹ thuật số là gì?
In kỹ thuật số là gì?
Công nghệ in kỹ thuật số
Công nghệ in kỹ thuật số
In kỹ thuật số
In kỹ thuật số

Công nghê in kỹ thuật số hiện nay rất đa dạng, gồm in bằng ống đồng, in flexo, in UV, in phun, in laser… Sở dĩ các nhà nghiên cứu phát minh nhiều công nghệ in kỹ thuật số như vậy là để tương thích nhiều chủng loại chất liệu in ấn khác nhau.

2. Ưu nhược điểm công nghệ in kỹ thuật số

Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu ưu nhược điểm đang hiện hữu trong công nghệ in kỹ thuật số, đây là nội dung rất hữu ích cho khách hàng khi có nhu cầu in ấn và đang phân vân lựa chọn giữa in Offset và in kỹ thuật số

2.1. Ưu điểm in kỹ thuật số

  • Thời gian in ấn cực nhanh nhờ thao tác đơn giản, lại được tự động hóa gần như hoàn toàn. Do đó, nếu cần gấp, khách hàng ngồi chờ vài phút là có thể lấy về ngay.
  • Phù hợp cho cả nhu cầu in số lượng ít vì chi phí in ấn thấp nên giá thành in khá rẻ
  • Kỹ thuật viên in ấn cũng thoải mái thao tác hơn vì nếu có in lỗi thì có thể chỉnh sửa bản thiết kế ngay, chi phí hao tổn cũng không cao.
  • Máy in kỹ thuật số khổ lớn cho phép in ấn đa dạng mọi kích thước, từ vài milimet đến vài mét vẫn đảm bảo độ sắc nét.
  • Đa dạng chất liệu bề mặt in, gồm vải, giấy, gỗ, gốm sứ, nhựa, mica, kim loại…
  • Không có công đoạn thủ công xen vào nên chỉ cần một kỹ thuật viên đứng máy vận hành là được.

2.2. Nhược điểm in kỹ thuật số

  • Máy móc phục vụ nhu cầu in kỹ thuật số có chi phí đầu tư khá cao
  • Một số bề mặt chất liệu in đòi hỏi máy chuyên dụng nên chi phí in ấn cũng khá cao.
  • Chi phí cứ nhân đều theo số lượng bản in chứ không giảm dần theo số lượng in , do đó, in kỹ thuật số càng nhiều chi phí càng cao.

3. Tiến trình thực hiện in kỹ thuật số

Một quy trình in kỹ thuật số bao gồm các bước sau:

3.1. Chuẩn bị mẫu thiết kế in ấn

Mẫu này sẽ được thiết kế trên máy vi tính, phối màu sắc, chỉnh đường nét đều thực hiện trên máy. Sau đó đưa vào đầu nhận của máy in kỹ thuật số chuyên dụng

3.2. Chọn chất liệu in ấn

Mỗi dòng máy in kỹ thuật số sẽ phù hợp với những chất liệu in ấn đặc thù, do đó, kỹ thuật viên sẽ tư vấn khách hàng kỹ lưỡng, tránh gây tổn hại cho máy móc và đầu mực in.

3.3. Lắp mực in vào máy

Xưởng in sẽ canh chỉnh lượng mực in tương ứng với số bản in trong mỗi đợt in ấn kỹ thuật số. Trong quá trình lắp mực in, kỹ thuật viên in ấn cũng sẽ kiểm tra tổng thể hệ thống máy in, đảm bảo vận hành ổn định khi in hàng loạt.

3.4. Triển khai in kỹ thuật số

Kỹ thuật viên sẽ bấm lệnh in cho 01 bản in trước, kiểm tra xem có lỗi in nào không, nếu có sẽ điều chỉnh lại bản thiết kế trên máy tính, nếu không sẽ tiến hành in hàng loạt.

3.5. Sấy khô bản in

Chọn chất liệu tương thích dòng máy in, mực in sẽ được hỗ trợ làm khô nhanh đúng cách, không lo bị lem, nhòe màu. Nếu muốn khô nhanh, xưởng in cần trang bị thêm đầu sấy chuyên nghiệp.

3.6. Gia công thêm bề mặt hình ảnh

Sản phẩm sau khi khô, tùy theo yêu cầu khách hàng, xưởng in có thể cán láng hoặc in phủ để bảo vệ độ bền và độ an toàn cho màu sắc trên thành phẩm.

4. So sánh in Offset và in kỹ thuật số

Công nghệ in có nhiều kỹ thuật, nhưng nếu chia theo nhóm lớn thì có in Offset và in trực tiếp kỹ thuật số. Nhân tiện, chúng tôi sẽ chia sẻ thêm những khác biệt giữa hai kỹ thuật in hiện đại này:

4.1. Tốc độ in

In Offset có công đoạn trung gian thông qua tấm Offset nên tốc độ in sẽ chậm hơn so với in kỹ thuật số.

4.2. Chất lượng màu sắc hiển thị

Về tiêu chí độ sắc nét thì chất lượng bản in Offset sắc sảo hơn vì được ép trung gian lên tấm Offset nên không xảy ra tình trạng thiếu điểm ảnh hay bị lem nhòe khi ra thành phẩm.

4.3. Số lượng bản in

In Offset không phù hợp để in số lượng ít vì thời gian chế tác bản in khá lâu, trong khi in kỹ thuật số thì có thể in trực tiếp từ máy vi tính.

Trên đây là những chia sẻ chi tiết về công nghệ in kỹ thuật số, hy vọng bài viết đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích giúp khách hàng tối ưu lợi ích trong mọi nhu cầu in ấn.   

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *