10 công đoạn gia công sau in phổ biến nhất

Gia công sau in là một trong số những giai đoạn quan trọng trước khi sản phẩm của bạn được đưa đến tay khách hàng. Đây là bước không thể thiếu để đưa ra sản phẩm cuối cùng, bạn đã biết những công đoạn gia công sau in chưa? 

Dưới đây là 10 công đoạn xưởng in gia công sau in giới thiệu đến bạn đọc.

1. Cắt xén giấy

Là công đoạn đầu tiên khi gia công sau in, đưa sản phẩm hộp, túi giấy về đúng kích thước và hình dáng khách hàng yêu cầu. Thông thường các bộ phận được thiết kế sẽ tách rời nhau trên một bản in và công việc ở đây là cắt xén với tỷ lệ phù hợp nhất. Máy xén giấy chính là thiết bị được phục vụ cho công đoạn này. 

2. Cán màng

Cán màng là một trong những công đoạn quan trọng nhất khi gia công sau in, một lớp màng nhựa Bopp, Pet hay Pvc được cán hoặc ép trên 1 hay cả 2 mặt của sản phẩm sẽ giúp sản phẩm của bạn được đẹp mắt, sang trọng và đặc biệt là khả năng chống thấm nước cực tốt đảm bảo không khiến bạn thất vọng. Các bạn có thể lựa chọn kỹ thuật cán màng mờ hoặc cán màng bóng, điều này sẽ giúp cho sản phẩm của bạn giữ được màu và chất lượng in được lâu dài.

Cán màng metalize
Cán màng metalize

3. Cán gân

Giấy sau khi in sẽ được đưa qua máy cán gân. Với 2 trục chính là kim loại và 1 trục tạo gân đảm bảo giấy khi đi qua sẽ biến dạng và tạo các mặt gân. Đây chính là một trong số những công đoạn không thể thiếu khi gia công sau in.

4. Ép kim – Ép nhũ

Qúa trình ép kim – ép nhũ sử dụng khuôn bằng kẽm hoặc đồng hay nhôm có độ dày từ 1,4mm đến 3mm sau đó tấm khuôn được gia nhiệt đến nhiệt độ thích hợp dùng ép lên bề mặt giấy in tạo hoa văn, giấy in được ép kim sẽ ánh lên sắc kim loại có thể là bạc, vàng hay xanh, …giúp cho sản phẩm trở nên ấn tượng và cao cấp hơn. Những nhà xưởng gia công sau in uy tín sẽ là sự lựa chọn tốt nhất cho sản phẩm của bạn.

Ép nhũ hộp giấy
Ép nhũ hộp giấy
Ép nhũ hộp cứng
Ép nhũ hộp cứng

5. Đóng ghim

Sản phẩm sẽ được đóng ghim trước khi đưa vào sử dụng nhằm đảm bảo độ bền và chắc chắn từ khi xuất kho cho tới khi trao đến tay khách hàng. Ở công đoạn này, máy đóng ghim chính là sự lựa chọn của hầu hết các doanh nghiệp hay nhà xưởng gia công

6. Đục lỗ 

Quá trình đục lỗ rất quan trọng trong việc gia công sau in. Bạn nên đục lỗ cho sản phẩm của mình một cách hợp lý, không nên đục quá to để tránh lỏng lẻo hay đục quá nhỏ sẽ khiến sản phẩm bị khít, dễ hư hỏng, đặc biệt là các sản phẩm như túi giấy. Kích thước lỗ thông dụng: Đường kính 2 mm và 5 mm.

Đây là công đoạn yêu cầu sự tỉ mỉ rất cao. Một số sản phẩm sau in sẽ được đục lỗ như thẻ treo, các tài liệu trong bìa còng, mác sản phẩm, thiệp,, tag, namecard, túi giấy,…

7. Phủ UV

Nếu bạn muốn sản phẩm của mình có độ bóng đẹp và được bảo vệ tối đa thì phủ uv là một bước không thể thiếu khi gia công sau in. Đây là công đoạn được nhiều doanh nghiệp yêu cầu các xưởng in, xưởng gia công để in logo, in trang bìa, in hình ảnh sản phẩm trên banner, catalogue, brochure, cardvisit…

Phủ UV giúp sản phẩm của bạn sẽ trở nên láng mịn, tăng khả năng giữ màu, tạo độ bóng tự nhiên. Ngoài tính thẩm mỹ, phủ UV giúp bảo vệ sản phẩm tốt trước những tác nhân của khí hậu như ánh nắng mặt trời, nước bởi lớp UV có tác dụng chống ẩm, chống ăn mòn bề mặt, chống gỉ sét và không thấm nước bề mặt.

Phủ UV định vị
Phủ UV định vị

 

=> Xem thêm: Công nghệ in UV là gì? Tất tần tật thông tin về in UV

8. Dập chìm – dập nổi

Kỹ thuật dập là kỹ thuật tạo ra hình ảnh nổi hoặc chìm trên bề mặt giấy in bằng cách ép qua một hệ thống khuôn âm – dương.  Những hình ảnh được chọn cho kỹ thuật này thường là hình ảnh thương hiệu, logo sản phẩm, … mà doanh nghiệp muốn làm nổi bật. 

Dập chìm thương hiệu
Dập chìm thương hiệu
Dập nổi hộp trang sức
Dập nổi hộp trang sức

9. Dán cửa sổ

Khi gia công sau in, nếu khách hàng yêu cầu trong bản thiết kế, xưởng sẽ tiến hành bế thủng một ô cửa sổ theo hình dáng trong thiết kế rồi áp vào đó một lớp màng nhựa trong suốt giúp khách hàng có thể dễ dàng quan sát được sản phẩm bên trong hộp giấy.

Dán cửa số hộp giấy
Dán cửa số hộp giấy
Dán cửa sổ kính
Dán cửa sổ kính

10. Đóng cuốn

Bước cuối cùng của gia công sau in chính là đóng cuốn. Sau khi sản phẩm của bạn đóng cuốn cẩn thận chính là lúc chúng đã sẵn sàng để được đưa đến tay khách hàng. Việc đóng cuốn sản phẩm sẽ giúp cho sản phẩm của bạn được gọn gàng hơn và giúp chúng trở thành một thành phẩm chính thức, hoàn tất công việc của một hàng hóa trước khi có mặt trên thị trường.

Trên đây là một số chia sẻ về các công đoạn gia công sau in của Xưởng In Bắc Việt. Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp các bạn đưa ra góp ý tốt nhất cho sản phẩm của bạn!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *